Quảng cáo #23

Người dùng mạng internet Viettel có tin vui lớn

Toàn bộ khách hàng Viettel được nâng băng thông internet cáp quang lên tối thiểu 300Mbps. Đồng thời việc nâng băng thông lần này, Viettel thực hiện hoàn toàn tự động, khách hàng không cần khởi động lại thiết bị Modem tại nhà.

Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) vừa ra mắt các gói cước Internet mới có băng thông tối thiểu 300 Mbps áp dụng cho khách hàng mới. Đồng thời, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã thực hiện nâng cấp băng thông cho toàn bộ các gói cước internet của khách hàng cũ, đảm bảo mỗi khách hàng đều được hưởng tốc độ tối thiểu 300 Mbps này.

Đây là một tin vui không nhỏ đối với nhiều người dùng internet của Viettel. Với tốc độ internet này, 100% khách hàng sử dụng dịch vụ internet cố định của Viettel sẽ có khả năng tải phim HD hoặc 4K chỉ mất vài giây, xem video trực tiếp với chất lượng cao (4K, thậm chí 8K), chơi game trực tuyến, học tập và kinh doanh online, cũng như sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc mà không gặp phải tình trạng giật lag.

Người dùng mạng internet Viettel có tin vui lớn- Ảnh 1.

Ảnh: Viettel Telecom

Sau khi nâng băng thông, tốc độ tối thiểu mà Viettel cung cấp cho khách hàng đã tương đương với tốc độ trung bình của Top 5 quốc gia có hạ tầng internet tốt nhất thế giới: Singapore (336,45Mbps), UAE (310,05Mbps), Hong Kong (305,71Mbps), Pháp (287,44Mbps) và Iceland (281,95Mbps).

Sự nâng cấp này cũng giúp internet của Viettel “về đích sớm” so với kế hoạch phát triển hạ tầng số của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2025-2030, theo đó, đến năm 2025, 90% người dùng tại Việt Nam sẽ có khả năng truy cập internet cố định với tốc độ trung bình 200Mbps và hướng tới 1Gbps vào năm 2030.

Viettel hiện là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đầu tư vào tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) - tuyến cáp biển có dung lượng lớn nhất hiện nay, chính thức hoạt động từ tháng 12/2024.

Ngoài 4 tuyến cáp biển đang khai thác (TGN-IA, AAG, APG, AAE-1), tuyến cáp biển thứ 5 ADC sẽ hỗ trợ cho các tuyến khác, tăng cường độ an toàn của mạng lưới cũng như bảo đảm an toàn thông tin quốc gia. Điều này không chỉ nâng cao vị thế internet của Việt Nam khu vực và thế giới mà còn đáp ứng nhu cầu kết nối trong kỷ nguyên số, thúc đẩy sự phát triển hạ tầng viễn thông quốc gia theo nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.