Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, đột phá trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức công đoàn dựa trên nền tảng công nghệ số, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ) và hoạt động Công đoàn, xây dựng giai cấp công nhân, hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Báo cáo viên hướng dẫn sử dụng app Công dân Bình Phước
Hội nghị tập huấn cũng là hoạt động hưởng ứng phong trào "Bình dân học vụ số" do UBND tỉnh phát động, đồng thời thực hiện Chương trình số 06/CTr-LĐLĐ ngày 18/1/2024 của Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh về việc thực hiện chuyển đổi số giai đoạn 2023-2028, định hướng đến năm 2030 là chương trình chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động công đoàn..
Tại hội nghị tập huấn co 57 cán bộ là chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công chức cơ quan LĐLĐ tỉnh đã được báo cáo viên của Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh) cung cấp kiến thức, trang bị kỹ năng sử dụng các ứng dụng dùng chung, tải và cài đặt, sử dụng ứng dụng Bình Phước Today; đăng nhập, nộp và xử lý hồ sơ trên Cổng dịch vụ công quốc gia, số hóa hồ sơ trên dịch vụ công…
Chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn được xác định là 1 trong 3 khâu đột phá quan trọng của nhiệm kỳ nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức Công đoàn dựa trên nền tảng công nghệ số gắn với cải cách hành chính; nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ thiết thực, hiệu quả hoạt động của các cấp công đoàn; khắc phục các hạn chế, tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, xây dựng đội ngũ CNVCLĐ từng bước hiện đại, lớn mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Theo ông Đỗ Thành Lai, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh, Thông tin, ngày 27/9/2019, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư", trong đó xác định nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của nước ta là "thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số".
Từ đó yêu cầu đặt ra là việc chuyển đổi số trong công tác công đoàn phải thực hiện tổng thể, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của công đoàn các cấp. Đội ngũ cán bộ công đoàn phải xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; phát huy mạnh mẽ vai trò công đoàn tham gia thực hiện chuyển đổi số. Đưa tiêu chí đánh giá chuyển đổi số vào đánh giá chất lượng hoạt động hằng năm của các cấp công đoàn. Việc chuyển đổi số phải thiết thực, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ cần hiểu rõ những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp và mỗi cá nhân để tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

Tại hội nghị tập huấn co 57 cán bộ là chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công chức cơ quan LĐLĐ tỉnh đã được báo cáo viên của Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số
Mục tiêu của chuyển đổi số là đảm bảo việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia phù hợp với điều kiện thực tiễn của tổ chức Công đoàn; đẩy mạnh việc sử dụng trao đổi văn bản điện tử và lưu trữ văn bản số, tăng cường triển khai các hội nghị, tập huấn bằng hình thức trực tuyến. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động cũng như trong giải quyết công việc chuyên môn để tăng hiệu quả, giảm chi phí hoạt động, từng bước xây dựng môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian và các nguồn lực. Đổi mới tư duy, phương thức quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thay đổi cách thức vận hành của công đoàn các cấp. Các hoạt động quản lý, điều hành của tổ chức Công đoàn cơ bản bằng các ứng dụng trên môi trường mạng.
Để thực hiện đạt mục tiêu, chỉ tiêu trên, các cấp công đoàn phải đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ về chuyển đổi số; đổi mới phương thức làm việc theo hướng điện tử hóa, số hóa, nâng cao chất lượng phục vụ đoàn viên, CNVCLĐ. Công đoàn các cấp tiến hành chuyển đổi số thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ thông tin của cấp mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số. Biên soạn tài liệu và tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu kiến thức cơ bản về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn các cấp. Tổ chức phổ biến, nâng cao nhận thức của đoàn viên, CNVCLĐ về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số để thực hiện tốt nội dung công đoàn đồng hành với chuyên môn tham gia vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia theo chỉ đạo của Đảng, quy định của Nhà nước. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, CNVCLĐ tích cực học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng, ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin trong công tác, lao động, sản xuất để thích ứng với điều kiện lao động trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ông Đỗ Thành Lai Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh cho biết: Hội nghị tập huấn góp phần thực hiện mục tiêu đến hết năm 2025: 100% cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công chức cơ quan LĐLĐ tỉnh được tập huấn chuyển đổi số, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu từ hệ thống máy chủ, sử dụng các thiết bị truyền hình trực tuyến; 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sử dụng phòng họp không giấy, lãnh đạo, điều hành hoạt động, ban hành văn bản trên không gian mạng.
"Vận dụng chuyển đổi số vào công tác Công đoàn không chỉ là xu thế mà còn là cơ hội để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của tổ chức này. Từ việc xây dựng nền tảng công nghệ, phát triển các công cụ truyền thông số, đến việc tối ưu hóa quá trình quản lý và hỗ trợ pháp lý, tất cả đều góp phần tạo ra một Công đoàn hiện đại, hiệu quả và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đoàn viên và người lao động. Để làm được điều này, cần có sự quan tâm, đầu tư của các cấp lãnh đạo, cũng như sự hợp tác tích cực từ phía đoàn viên và người lao động"- ông Đỗ Thành Lai nhấn mạnh.
Thời gian qua, Công đoàn Bình Phước sử dụng hiệu quả 2 phần mềm Văn phòng điện tử Ioffice và Voffce để tiếp nhận, xử lý văn bản. Hệ thống phần mềm Văn phòng điện tử Ioffice phân nhánh đến LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố và công đoàn ngành địa phương và tương đương, công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ tỉnh. Hệ thống phần mềm Văn phòng điện tử Voffce dùng để xử lý các văn bản trong hệ thống Voffce của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nguyễn Khánh